Căn nhà ống trong ngõ nhỏ với diện tích sàn chỉ vỏn vẹn 16m² vẫn được bố trí đầy đủ mọi công năng, không gian hiện đại và đầy ấn tượng nhờ các giải pháp thiết kế sáng tạo và linh hoạt uyển chuyển từ các kiến trúc sư. Một căn nhà với mặt sàn khá là hạn hẹp, cộng với việc ánh sáng vào nhà vẫn còn khá là hạn chế. Mọi nhược điểm đã “lộ” rõ ngay từ lần đầu tiên xây dựng nên ngôi nhà này nhưng chủ nhân hiện tại vẫn yêu thích và quyết định “sống thử” trong căn nhà nhỏ này
Mục lục
Nhà ống 16m2 tại Hà Nội tuy nhỏ nhưng vẫn tiện nghi
Các kiến trúc sư đã chọn cách bố trí từng khu vực chức năng
Với sự hạn hẹp về chiều ngang, các kiến trúc sư đã chọn cách bố trí từng khu vực chức năng ở tầng mặt sàn, dọc theo chiều của bức tường từ ngoài chạy vào trong. Nhờ ý tưởng thú vị này, toàn bộ mặt sàn tạo nên lối đi lại rộng rãi, thông thoáng cho mọi người trong gia đình, đặc biệt là có con nhỏ.
Một thời gian sau, do cảm thấy muốn thay đổi, anh Bình đã nhanh chóng làm việc với các kiến trúc sư của Lim Studio để tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho cuộc sống của gia đình mình, đặc biệt là khi hai vợ chồng chuẩn bị đón cậu con trai đầu lòng.
Vợ chồng anh Bình đã trải qua 2 lần xây sửa căn nhà hiện tại, một lần sau khi mới cưới và một lần khi đón cậu con trai đầu lòng. Căn nhà 16m² được anh xây với 4 tầng với đầy đủ công năng. Tầng 1 được bố trí khu vực nấu nướng và nơi ăn uống hàng ngày. Khi nhà có khách, khu vực chức năng này đảm nhận thêm việc tiếp khách.
Sau khi có con, vợ chồng anh Bình nhận thấy cách thiết kế này có khá nhiều bất cập nên đã quyết định cải tạo lại, bỏ phòng khách và sử dụng linh hoạt công năng của không gian nấu nướng, đồng thời biến khu vực tầng 2 vốn là phòng khách thành khu vực nghỉ ngơi.
Những bức tường được tận dụng tối đa
Những bức tường được tận dụng tối đa. Không gian sống được các kiến trúc sư tận dụng tối đa phần tường để bố trí bảng ghim, tăng thêm công năng cho ngôi nhà.
Căn nhà dù nhỏ vẫn có thêm những vật dụng đáng yêu. Chọn phong cách Japandi, không gian thêm ấn tượng và đẹp mắt với cách decor tinh tế, ấm cúng và gần gũi. Những chiếc kệ được linh hoạt bố trí ở khu vực bảng ghim, đủ để mọi người thoải mái trang trí, làm đẹp không gian.
Khoảng tường bố trí tủ bếp được thiết kế linh hoạt, đủ để phân chia đầy đủ các khu vực lưu trữ. Bên trong còn có khu vực để tủ lạnh và lò vi sóng, các vật dụng cần thiết để chế biến nhiều món ăn ngon hàng ngày.
Khi làm việc, thảo luận cũng như chia sẻ với kiến trúc sư, anh Bình chọn phong cách Japandi. Vì rất yêu thích cách sắp xếp không gian ấm cúng, gọn nhẹ, tiện nghi của người Nhật. Bên cạnh đó, anh chị đều thống nhất tối giản hóa đồ đạc để từng góc nhỏ trở nên thông thoáng và thân thiện hơn.
Mọi góc nhỏ đều rộng thoáng
Các công năng trong ngôi nhà cũng nhờ việc kiến trúc sư Lim Studio thiết kế lại, mọi góc nhỏ đều rộng thoáng. Đặc biệt là xử lý được việc bí bách và nhỏ hẹp của cách bố trí công năng trước đó.
Tầng 2 được bố trí giường phản giật cấp. Phía trong cùng với bục ngồi và kệ trang trí giúp mọi người có thể linh hoạt khi sử dụng. Đây cũng là giải pháp tuyệt vời dành cho nhà.
Đối diện với giường còn có góc để tivi, là nơi cả gia đình sum vầy vui vẻ. Em bé thoải mái vui đùa vô cùng an toàn trên mặt sàn rộng. Khoảng ban công nhỏ mang nắng gió vào nhà.
Khu vực phòng ngủ của bố mẹ và con được bố trí ở tầng 2 và tầng 3. Khu vực tầng 4 được bố trí nơi làm việc, nơi để tủ đồ và ban công dành cho mọi người được tận hưởng cảm giác trong lành từ bên ngoài. Khu vực tủ đựng sách, đồ chơi cho bé. Khu vực ban công nhỏ xinh được đặt thêm kệ cây trang trí.
Mỗi mặt sàn đều khiêm tốn nhưng đã được kiến trúc sư cải tạo
Mỗi mặt sàn đều khiêm tốn về diện tích. Nhưng đã được các kiến trúc sư khéo léo cải tạo, làm đẹp, tận dụng tối đa mặt sàn, tường. Để tăng công năng và sự thuận tiện cho mọi người trong gia đình.
Anh Bình cho biết, vì yêu thích nhà phố nên dù căn nhà tọa lạc trong ngõ, việc vận chuyển vật tư mất nhiều công sức, thi công tốn kém và mất nhiều thời gian nhưng khi căn nhà hoàn thiện, anh cảm thấy vui vẻ và hạnh phúc với quyết định của mình vì mang đến sự tiện nghi, thư giãn, vui vẻ cho các thành viên trong gia đình.
Những ưu khuyết điểm của nhà ống
Ưu điểm lớn của nhà ống
Thứ nhất: nhà ống có thiết kế đơn giản, không quá cầu kỳ và phức tạp. Phù hợp với nhiều diện tích mặt tiền, với nhiều phong cách cũng như vùng miền.
Thứ hai: Thời gian thiết kế thi công nhanh. Tiết kiệm thời gian xây dựng cho những mẫu nhà ống đẹp có diện tích lớn.
Thứ ba: Kinh phí đầu tư thấp hơn so với những mẫu nhà 2,3 tầng hay nhà biệt thự. Chỉ cần có trong tay từ 400 triệu cho đến 1 tỷ đồng. Bạn đã có thể sở hữu một mẫu nhà ống hiện đại với công năng khoa học.
Nhược điểm của mẫu nhà ống
Thứ nhất: Diện tích xây dựng mặt tiền nhỏ và dài. Nên những mẫu nhà ống thường không được thoáng mát và rộng rãi; như những mẫu nhà cấp 4 hay nhà 2, 3 tầng rộng khác.
Thứ hai: Với những ngôi nhà ở phố, vì diện tích lô đất sát nhau. Cho nên việc mở cửa sổ lấy thoang và gió gặp nhiều khó khăn. Đa số những mẫu nhà ống thường thiết kế hệ thống cửa sổ mở trượt.
Thứ ba: Vì diện tích chiều rộng khá hẹp. Cho nên việc bố trí đồ đạc và sắp xếp lối đi thường chật và bất tiện hơn những mẫu không gian khác.
Thứ tư: Để đảm bảo không gian sử dụng cho những gia đình có nhiều thành viên; nhiều thế hệ sinh sống thì phải thiết kế nhiều tầng. Điều này bất tiện cho việc đi lại cũng như dọn dẹp vệ sinh và phơi giặt quần áo. Nhất là những gia đình có người già và trẻ nhỏ.
Không thể gạt bỏ những nhược điểm của mẫu nhà ống. Tuy nhiên với những ưu điểm lớn, chỉ cần biết thiết kế hợp lý. Bạn hoàn toàn có thể vẫn sở hữu được một mẫu nhà hiện đại, khoa học, tiện nghi và thoải mái cho cuộc sống. Với chi phí xây dựng tiết kiệm nhất có thể.
Trang TH tài chính xin cảm ơn các bạn đã đọc bài viết của chúng tôi.